Home Phải Đọc Uptrend, Downtrend, Altcoin Season Là Gì Và Cách Xác Định Bằng PTKT

Uptrend, Downtrend, Altcoin Season Là Gì Và Cách Xác Định Bằng PTKT

0
Uptrend, Downtrend, Altcoin Season Là Gì Và Cách Xác Định Bằng PTKT

Trong mỗi giai đoạn của thị trường crypto, ta thường nghe thấy khái niệm uptrend/downtrend rất nhiều lần. Để tối ưu hóa lợi nhuận cũng như hạn chế tối đa thua lỗ, ta cần phân biệt rõ uptrend/downtrend cũng như dấu hiệu nhận biết 2 xu hướng này.

Uptrend là gì?

Uptrend ta có thể hiểu đơn giản là Xu hướng tăng. Trong mùa uptrend, các coin sẽ tăng trưởng mạnh tới những mức giá cao mới (All time high), đa số trader mua đều sẽ có lời trong uptrend.

Uptrend có uptrend ngắn hạn (1 – 2 tuần) hoặc uptrend dài hạn (6 tháng – 1 năm).

Một mùa uptrend dài có thể kéo từ 6 tháng tới 1 năm, nhưng từ khi nó thật sự rõ ràng cho bạn nhận thấy thì thời gian còn lại chỉ khoảng 3 – 4 tháng mà thôi. Hãy tận dụng khoảng thời gian đó.

Đặc điểm của Uptrend

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của uptrend là đỉnh và đáy càng ngày càng cao. Đáy mới cao hơn đáy cũ và đỉnh mới sẽ cao hơn đỉnh cũ.

Trong một đợt uptrend sẽ có những lần điều chỉnh khá mạnh, nhưng mức phục hồi sau đó đều rất ấn tượng và có cây nến xanh phủ định cây nến đỏ trước đó.

  • Các coin sẽ được pump theo thứ tự lần lượt: Bitcoin -> Altcoin top -> Altcoin low cap -> Coin rác.
  • Các coin sẽ được đẩy đến mức giá không tưởng, đến mức nếu bạn chốt lời vội sẽ thấy tiếc nuối và lại mua vào tiếp.
  • Một số coin sẽ được đẩy mạnh vào cuối mùa, và sau đợt đẩy là vào downtrend luôn, ví dụ XRP, ETC, NEO.

Ảnh dưới minh họa mùa uptrend năm 2017. Uptrend bắt đầu khi Bitcoin tăng liên tục trong 7 tuần và phá đỉnh cũ 1175 USD đã được thiết lập từ 2013. Từ tháng 1 đến tháng 12, Bitcoin đã có một cú chạy kinh điển khi tăng từ mức giá 1000 USD đến tiệm cận 20000 USD, x20 lần trong năm đó.

Trong cú bullrun đó cũng có những lần sập đáng kể:

  • Lần 1 bất đầu từ ngày 2/1, từ đỉnh 1166 Bitcoin sập về mức 735. Giảm 36%
  • Lần 2 bất đầu từ ngày 6/3, từ 1338 Bitcoin đã sập về 888 USD. Giảm 33%
  • Lần 3 bất đầu từ ngày 5/6, từ 3003 giảm về 1826 USD. Giảm 39%
  • Lần 4 bất đầu từ ngày 28/8, từ 4464 giảm về 2980 USD. Giảm 33%
  • Lần 5 bất đầu từ ngày 6/11, từ 7899 giảm về 5400 USD. Giảm 31%. Đây là lần giảm mạnh cuối cùng, sau đó là Bitcoin chạy một mạch đến mốc 19800 USD, mức không tưởng vào thời đó.

Trong những lần giảm giá đó (hay còn gọi là sóng điều chỉnh), tỷ lệ giảm đều hơn 30%, có thể làm nhiều người yếu tay bán mất Bitcoin mà họ đang nắm giữ. Có thể nói rất ít người có thể giữ được Bitcoin từ mức 1000 USD cho đến 20000 USD.

Quá trình thường là như sau: Mua ở 1100 > bán ở 1300 > mua lại ở 900 > bán ở 1200 > mua ở 2500 > bán ở 1800 > mua ở 3000 > bán ở 6000… và lập lại.

Tâm lý con người là vậy, khi giá tăng quá mạnh người ta dễ lao theo mua nhưng khi giá giảm mạnh thì lại bán đi mất. Đó là lý do khi mùa uptrend Bitcoin x20 lần nhưng khi hỏi lại thì ai cũng than thua lỗ cả.

Altcoin season trong Uptrend

Một nhánh nhỏ trong mùa uptrend đó là mùa altcoin, hay là altcoin season. Uptrend có thể kéo dài 6 tháng nhưng hầu hết là do Bitcoin độc diễn. Trong thời gian đó, altcoin chỉ tăng nhẹ hoặc tăng mạnh rồi sau đó lại giảm dần về giá cũ.

Altcoin season chỉ bắt đầu khi Bitcoin lập được đỉnh mới và đi ngang trong một khoảng thời gian. Lúc đó dòng vốn sẽ chuyển dịch dần sang altcoin top và san sẻ dần cho tất cả.

Trong altcoin season, giá altcoin sẽ tăng rất mạnh và có thể tăng liên tục trong nhiều ngày. Thường là tăng theo nhóm. Trong đợt uptrend năm 2021, ta có thể thấy lần lượt các coin được pump theo nhóm: coin đào thế hệ cũ, coin đào ổ cứng, coin Defi, coin NFT, coin oracle,…

Downtrend là gì?

Trái ngược với Uptrend, Downtrend là xu hướng giảm. Trong downtrend, giá sẽ giảm liên tục trong thời gian dài. Trong downtrend, toàn bộ lợi nhuận trong uptrend của bạn có thể mất đi chỉ trong vài tuần.

Downtrend thường kéo dài hơn uptrend rất nhiều, chủ yếu là thời gian giá chạy ngang nhưng vẫn thấp dần. Downtrend có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Đặc điểm của downtrend

Đặc điểm dễ thấy nhất là sẽ có những đợt giảm rất mạnh, xen kẽ với những đợt hồi nhỏ. Đáy mới sẽ càng ngày càng thấp, giá sẽ càng ngày càng thấp và ít biến động. Khối lượng giao dịch cũng sẽ giảm đáng kể trong downtrend.

Ảnh: trong downtrend cũng sẽ có những đợt phục hồi ấn tượng, đây sẽ là thời điểm để ta thoát hàng.

Cách Xác Định Uptrend/Downtrend bằng TradingView

Với uptrend/downtrend ngắn hạn, bạn có thể nhanh chóng xác định bằng trendline, đường MA và MACD. Với khung thời gian dài hơn, bạn cần áp dụng thêm lý thuyết Dow và sóng Elliott để có thể nhận biết một cách chính xác hơn.

Do thị trường Cryrpto được dẫn dắt bởi Bitcoin, nên ta cũng dùng Bitcoin để xác định đầu là uptrend/downtrend. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tìm hiểu về chu kỳ bơm xả Bitcoin của cá mập.

Ta có một chu kỳ từ uptrend đến downtrend như sau:

Uptrend -> Bitcoin tăng mạnh+ Altcoin giảm mạnh -> Bitcoin giảm nhẹ và sideway -> Altcoin tăng mạnh -> Bitcoin giảm mạnh -> Altcoin tiếp tục tăng -> Altcoin giảm mạnh -> Downtrend.

Để xác định uptrend/downtrend với Bitcoin, ta có thể làm như sau:

Indicator Moving Average (MA)

Đường trung bình động – MA là đường đo lường mức giá đóng cửa trung bình của một số phiên nhất định. Nếu đường MA50 là 50 phiên, MA200 là 200 phiên. Nếu bạn xem chart giờ thì MA20 giá trung bình của 20 giờ trước, chart phút là giá trung bình của 20 phút trước.

Đường MA ngắn hạn thì sẽ càng bám sát giá và có độ dao động lớn hơn đường MA dài hạn.

Đường trung bình động (Moving Average – MA) là chỉ báo trễ vì đường này sẽ điều chỉnh lại mỗi khi mức giá thay đổi. Nếu nhìn về quá khứ ta thấy đường MA chạy rất đẹp, nhưng không nên quá tin tưởng để xác định tương lai.

Một số đường MA nên dùng:

  • MA (trung bình động thông thường): MA50 và MA200 dùng cho chart ngày (D) hoặc tuần (W).
  • EMA (trung bình động hàm số mũ): EMA34, EMA89 dùng cho chart 1H hoặc 4H.

Trên TradingView, bạn mở ô tìm kiếm chỉ báo lên (phím tắt /), sau đó gõ vào đường MA bạn muốn dùng. Sẽ có những chỉ báo tạo sẵn kết hợp nhiều đường với nhau, nên ưu tiên sử dụng những đường đó.

Tìm chỉ báo MA trên TradingView
Tìm chỉ báo MA trên TradingView

Quy tắc (tương đối):

  • Giá ở phía trên đường MA: xu hướng tăng, giá ở phía dưới: xu hướng giảm
  • Đường MA ngắn hạn ở trên đường MA dài hạn: xu hướng tăng và ngược lại.

Deathcross
Trong crypto, khái niệm deathcross là khi đường MA50 cắt xuống đường MA200, báo hiệu xu hướng giảm dài hạn bắt đầu.

Dùng đường trung bình động MA để xác định xu hướng thị trường Bitcoin 2021
Dùng đường trung bình động MA để xác định xu hướng thị trường Bitcoin 2021

Ảnh:

Đồ thị ngày của BTC năm 2021. Đường xanh lá là đường MA50, đường màu vàng là MA200. Khi giá Bitcoin vẫn chạy trên đường MA50 thì xu hướng tăng vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, khi giá phá xuống MA20 đồng thời đường MA20 cắt xuống đường MA200 đã khẳng định xu hướng giảm dài hạn. Nếu MA50 cắt lên MA200 thì downtrend sẽ kết thúc.

Indicator MACD

Chỉ báo MACD viết tắt của Moving Average Convergence/Divergence, là đường thể hiện sự biến động giữa các đường MA với nhau. MACD gồm 2 đường là đường MACD và đường Signal, kèm theo đồ thị hình thanh.

Ưu điểm so với đường MA
MACD hiệu quả khi sử dụng ở các khung dài hạn.
MACD có độ trễ thấp hơn MA

Quy tắc

  • Đường MACD cắt lên đường Signal thể hiện xu hướng tăng và ngược lại
  • MACD dương thể hiện xu hướng tăng và ngược lại

Cách mở MACD trên TradingView
Trên TradingView, bạn mở ô tìm kiếm chỉ báo lên (phím tắt /), gõ vào MACD. Sau đó chọn chỉ báo MACD bạn muốn dùng.

Sử dụng MACD để xác định xu hướng thị trường Bitcoin 2020 - 2021
Sử dụng MACD để xác định xu hướng thị trường Bitcoin 2020 – 2021

Trendline – Đường Xu Hướng

Cách áp dụng trendline trong xác định xu hướng payvnn đã trình bài ở phần trên. Ở phần này sẽ có thêm một số lưu ý cho bạn khi sử dụng.

Cách vẽ trendline cho đúng
Thực ra không có cách vẽ trendline nào tuyệt đối. Trendline cũng như đường kháng cự/hỗ trợ chỉ là vùng giá tương đối, nên bạn không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối. Đường trendline cần phải có độ dốc nhất định thể hiện cho xu hướng bạn muốn thấy.

Hãy vẽ càng nhiều trendline ở càng nhiều khung thời gian càng tốt.

Bóng nến hay thân nến?
Lý thuyết cho biết bạn cần phải chọn mức giá cao nhất hoặc thấp nhất, nghĩa là ở bóng nến. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể vi phạm lý thuyết để được một trendline “đẹp” hơn, đi qua nhiều điểm hơn. Nếu bóng nến quá dài, bạn cũng có thể bỏ qua.

Downtrend của Bitcoin trong tháng 07/2021
Downtrend của Bitcoin trong tháng 07/2021

Lý Thuyết DOW và Sóng Elliott

Lý thuyết DOW và sóng Elliott có thể giúp ta phát hiện những con sóng uptrend hoặc downtrend trong dài hạn. Ta cũng cần phải áp dụng tâm lý thị trường khi sử dụng hai phương pháp này.

(bạn hãy đọc bài về DOW và sóng Elliott trên payvnn để hiểu rõ hơn đoạn dưới đây)

Lý thuyết DOW

Giai đoạn đầu của uptrend sẽ là tích lũy và giai đoạn đầu của downtrend là phân phối. Giai đoạn tích lũy là khi mọi người tuyệt vọng nhất, giai đoạn phân phối là khi mọi người hưng phấn nhất.

Đi kèm sẽ là khối lượng giao dịch tăng trong uptrend, và giảm trong downtrend.

Theo lý thuyết Dow, để xu hướng cấp 1 tăng được hình thành thì phải phá được xu hướng cấp 1 cũ (giảm). Trong trường hợp với Bitcoin, để một uptrend mới hình thành, Bitcoin cần phải phá được đỉnh cũ và giao dịch quanh mức đó để xác nhận là xu hướng cũ bị phá vỡ. Cụ thể, uptrend năm 2020 – 2021 có thể được tính là bắt đầu khi Bitcoin phá vỡ mốc 20k vốn dĩ đã tồn tại từ tháng 12/2017.

Sóng Elliott

Sóng Elliott khá khó sử dụng, ta chỉ có thể tạm biết được diễn biến khi sóng 1 và sóng 2 đã hình thành. Tuy nhiên việc bắt nhịp được sóng 3 cũng giúp ta kiếm được kha khá lợi nhuận. Sóng Elliott cũng giúp bạn giảm thiểu rủi ro trước khi thị trường bước vào downtrend với sóng ABC.

Sóng Elliott cho đợt uptrend Bitcoin 2017
Sóng Elliott cho đợt uptrend Bitcoin 2017

Payvnn đã có một bài viết riêng về việc đếm sóng Elliot, bạn có thể đọc tại đây: Cách đếm sóng Elliott.

Khác biệt tâm lý Uptrend và Downtrend

Khác biệt diễn biến tâm lý của trader trong uptrend và downtrend chính là nguyên nhân khiến trader có lợi nhuận rất nhiều mua uptrend nhưng lại dần thua hết vào mùa downtrend.

Ta có thể chia thành 2 cột như sau:

Giai đoạn Uptrend Downtrend
Đầu Hoài nghi không biết có thật là uptrend không
Bắt đầu vào tiền nhỏ giọt để thử thị trường
Coin giảm nhẹ, chắc đây chỉ là đợt điều chỉnh
Hy vọng uptrend vẫn chưa kết thúc
Dùng một ít tiền lãi để mua coin giá “rẻ”
Giữa Cảm thấy bản thân là thiên tài, mua đâu lãi đó
Dù đã x2, x3 vẫn cảm thấy hơi ít vì xung quanh toàn x5, x10
Rút một ít tiền lãi ra để tiêu xài
Hy vọng uptrend tắt dần
Vẫn nạp thêm tiền để bắt đáy
Coin giá quá “rẻ”, cùng một số tiền có thể mua được x2, x3 lượng coin trước đó
Cuối Cảm thấy việc rút tiền ra là sai lầm, nạp tiền vào để mua thêm coin
Kỳ vọng giá sẽ còn x2, x3 từ giá hiện tại
Cạn kiệt hy vọng, bắt đầu cắt lỗ
Thị trường sẽ sụp đổ, Bitcoin sẽ về 0, bán ở bất cứ giá nào có thể

Có lẽ bạn thấy bản thân mình trong bảng so sánh trên. Tâm lý ai cũng giống ai, thứ bạn có thể rèn luyện được chính là kỷ luật bản thân, giúp vượt qua tâm lý tham lam và sợ hãi để có hành động đúng đắn.

Cách thắng lớn mùa uptrend và hạn chế thiệt hại mùa downtrend

Payvnn xin tóm tắt một số điểm bạn cần lưu ý:

  • Nên chia danh mục ra 3 phần, Bitcoin, coin top và coin rác. Tỷ lệ tùy bạn chọn. Nắm giữ khoảng 5 coin đổ lại.
  • Trong thời gian nắm giữ, không bán ra để chạy theo trend. Mùa altcoin season thì coin nào cũng có phần, chỉ là coin đến trước coin đến sau.
  • Đặt một mức chốt lời “không tưởng”. Trong mùa uptrend giá sẽ chạy rất khủng khiếp, đến Bitcoin còn có thể x20 lần thì altcoin việc x100 là không khó. Bạn hãy đặt một mức giá không tưởng và chốt lời tại đó.
  • Đã bán ra thì không mua lại. Đa số các trường hợp mua lại đều dẫn tới thua lỗ sau này.
  • Không gồng lỗ khi vào downtrend, lúc này tài khoản bạn sẽ âm rất nhanh, hãy tìm cách thoát ra trong những đợt hồi.
  • Một khi đã vào downtrend, đừng cố bắt đáy, vì giá có thể xuống thấp hơn cả trước khi vào uptrend.
  • Quan trọng nhất là thời điểm, không phải giá. Khi mua đúng thời điểm, giá nào bạn cũng thu lợi nhuận tốt và ngược lại.
  • Đừng cố làm trader trong uptrend, và cũng đừng làm holder trong downtrend (trừ khi hold rất dài hạn).
  • Mua với số vốn phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Kể cả có thắng lớn cũng không đổ thêm vốn vào mà chỉ dùng số vốn sẵn có.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here